Tất
cả những điều đó vừa là cơ hội vừa là rào cản với cộng đồng doanh
nghiệp. Các công cụ phòng vệ thương mại truyền thống cần phải đổi mới
hơn, áp dụng linh hoạt hơn với các giải pháp mới để phù hợp với đòi hỏi
của thực tế hiện nay. Bà Loan đánh giá, mặc dù chúng ta đã có những
thành công nhất định nhưng việc các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các
công cụ thương mại từ WTO để bảo vệ môi trường kinh doanh, cạnh tranh
lành mạnh công bằng của hàng hóa nước ngoài tại Việt Nam còn nhiều điểm
để bàn và nhiều điểm cần khắc phục.
Trình
bày báo cáo nghiên cứu "Điều gì cản trở doanh nghiệp Việt Nam sử dụng
các công cụ phòng vệ thương mại để tự bảo vệ trước hàng hóa nước ngoài"
là phần thảo luận giữa Ban Tổ chức với các doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị
Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI cho biết, trong
khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đến nay đã là đối tượng của cả trăm vụ
kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài thì Việt Nam mới chỉ sử dụng công
cụ này 4 lần, với 3 vụ kiện tự vệ và 1 vụ kiện chống bán phá giá.
Đánh
giá về khả năng khởi kiện của các doanh nghiệp Việt Nam, bà Trang cho
rằng, kiện phòng vệ thương mại không phải là “cuộc chơi” của mỗi DN
riêng lẻ, nó là “cuộc chơi tập thể” – là chiến lược hay hành động của cả
một ngành sản xuất nội địa sản phẩm liên quan. Để sử dụng công cụ này,
các doanh nghiệp phải tập hợp lại với nhau thành một lực lượng đủ sức
đại diện cho một ngành sản xuất nội địa liên quan (cho sản phẩm liên
quan).
Liên
quan đến khả năng chuẩn bị đội ngũ nhân lực theo kiện, bà Trang cho
biết: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp của Trung tâm WTO và Hội nhập –
VCCI về vấn đề này cho thấy một bức tranh không mấy sáng sủa. Cụ thể,
trả lời câu hỏi “Nếu một thời điểm nào đó doanh nghiệp có ý định đi kiện
chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, liệu nhân lực của doanh nghiệp
có thể đảm nhiệm việc này chưa?”, chỉ 11% doanh nghiệp cho rằng các cán
bộ nhân viên của doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu. 48% cho rằng
cán bộ nhân viên của mình có thể thực hiện việc này nhưng khó khăn. Và
có tới 41% doanh nghiệp trả lời hoàn toàn không thể.
Trước
những khó khăn thách thức đó, bà Trang cũng đã đề xuất một số giải
pháp. Cụ thể, việc sử dụng hay không các công cụ phòng vệ thương mại
trên thực tế phụ thuộc hầu như toàn bộ vào các doanh nghiệp, hiệp hội
doanh nghiệp có tư cách đứng đơn có muốn và có năng lực sử dụng các công
cụ này hay không, các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ
phòng vệ thương mại. Vì vậy, trước hết cần tập trung vào việc hỗ trợ cho
nhóm chủ thể quan trọng này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp biết công cụ
phòng vệ thương mại cần tính tới việc sử dụng công cụ này trong chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp mình. Từ đó có sự chuẩn bị về con
người, nguồn lực cho kịch bản này. Cùng với đó, Nhà nước cần hoàn thiện
về cơ sở pháp lý đối với công cụ phòng vệ thương mại. Công khai thông
tin, hỗ trợ tìm kiếm, tập hợp số liệu chính thức thuộc kiểm soát của cơ
quan Nhà nước, đồng thời, có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp./.
Minh Phương (báo điện tử ĐCSVN online)